Tuesday, September 10, 2013

Xuất khẩu hàng gỗ: Khe cửa hẹp

Xuất khẩu vốn là việc khó xưa nay với hàng Việt. Khi tình hình kinh tế toàn cầu đang có những suy giảm, giá đầu vào tăng cao, sức mua bị chững lại... thì cánh cửa xuất khẩu các mặt hàng nói chung trong đó có mặt hàng gỗ đang bị thu hẹp đáng kể.

Phải biết cách lách qua cánh cửa hẹp là những gì mà Nhà may che bien go xuất khẩu Phú Quý đang thực hiện trong những tháng đầu năm 2012 này để đưa mặt hàng “Ma de in Quảng Bình” đến với bạn bè trên thế giới...

 Ông Phan Văn Thành, Giám đốc Nhà may che bien go xuất khẩu Phú Quý (trực thuộc Công ty TNHH MTV Việt Trung, có địa chỉ tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới) cho biết, 9 tháng đầu năm 2012 hàng xuất khẩu của nhà máy (NM) đạt 50% sản lượng sản xuất với hơn 250 m3 gỗ tinh chế. Con số này đã làm tôi tò mò, thế là xuất khẩu không quá khó? Nhưng với sự diễn giải của ông Thành, tôi đã hình dung ra công việc không đơn giản để đưa những mặt hàng “Ma de in Quảng Bình” đến với người tiêu dùng ngoài biên giới.


 Trước hết phải nói rằng Công ty Cao su Việt Trung trước đây mà nay là Công ty TNHH MTV Việt Trung đã sớm nhìn ra một hướng làm ăn mới ngoài mặt hàng mủ cao su truyền thống của doanh nghiệp. Đó là đa dạng hoá ngành nghề với một hướng đi bám sát tiềm năng có sẵn của doanh nghiệp là chế biến gỗ rừng trồng, trong đó chủ lực là cây cao su sau khi thanh lý. Với hệ thống dây chuyền chế biến gỗ khép kín, chuyên sản xuất mặt hàng nội ngoại thất rất hiện đại được nhập khẩu hoàn toàn từ Đài Loan (Trung Quốc), sản phẩm của Nhà may che bien go xuất khẩu Phú Quý đã sớm làm người tiêu dùng tin cậy.

 Thế nhưng để đưa những sản phẩm này ra nước ngoài, nhất là khu vực EU phải thực hiện nhiều bước đi khá rắc rối. Trước hết đó là những mặt hàng được đặt trước với những tiêu chí kỹ thuật chi li về mẫu mã, loại gỗ, chất lượng, quy trình xử lý nguyên liệu...Riêng quy trình xử lý nguyên liệu với gỗ cao su phải thực hiện theo công nghệ ngâm tẩm hoá chất để xử lý mối mọt bằng áp lực chân không, tiếp đó là sấy khô bằng hệ thống lò sấy hơi nước...

 Cùng với chất lượng hàng hoá, cái khó nữa là với một doanh nghiệp như Nhà may che bien go xuất khẩu Phú Quý sản xuất hàng năm chưa đủ số lượng hàng hoá để các “đại gia” nhập khẩu nước ngoài lưu tâm. Nghĩa là muốn xuất khẩu NM phải “ăn theo” những doanh nghiệp xuất khẩu lớn khác. Và trong những năm qua NM đã liên kết với một số doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ lớn ở tỉnh Bình Dương, Đồng Nai để xuất khẩu hàng hoá của mình.

 Tuy nhiên, không phải mọi chuyện luôn suôn sẻ, bước vào năm 2012, chính các doanh nghiệp “bà đỡ” ở phía nam cũng đang gặp khó khăn lớn, thị trường thế giới cũng có những xáo trộn nên đã hạn chế xuất khẩu vài tháng đầu năm, làm cho NM cũng khó theo. Theo ông Thành, nay cái “đốt khó” đã qua đi nhưng thị trường luôn biến động, lại là thị trường xa xôi ở châu Âu, khó nói trước điều gì.

 Cùng với xuất khẩu, thị trường trong nước của NM đang ngày một mở rộng. Sau mấy năm thứ “hàng lạ” làm từ gỗ cao su xâm nhập thị trường, người dân trong tỉnh đã có sự tin cậy về chất lượng, mẫu mã, giá cả hàng hoá của NM. Những đại lý lớn trong tỉnh sản phẩm của NM chiếm tỷ lệ lớn, như đại lý Thu Hiền, trên đường Trần Hưng Đạo, đại lý Thu Hà... Không bó hẹp trong thị trường nội tỉnh, thời gian qua NM đã đẩy mạnh việc đưa hàng hoá ra các tỉnh phía bắc như Nghệ An, Nam Định, Hà Nội, vào Đà Nẵng, Quảng Nam...

 Ở Hà Nội, trên phố Đê La Thành, một phố hàng mộc cao cấp, hàng hoá của NM đã có mặt trong nhiều đại lý lớn ở đây. Các siêu thị lớn của thành phố Đà Nẵng cũng trưng bán nhiều mặt hàng của NM.

 Với hai hướng đi xuất khẩu và nội địa khá cân bằng (50-50), 9 tháng đầu năm doanh thu của NM đã thực hiện trên 15 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch mà Công ty giao từ đầu năm, nộp ngân sách hơn 1 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động với mức thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/ người/ tháng. NM đã thực hiện khối lượng công việc khá lớn với hơn 2000 m3 nguyên liệu (gỗ cao su, gỗ rừng trồng các loại thu mua trên địa bàn trong và ngoài tỉnh), gỗ tinh chế hơn 500 m3, sản xuất hơn 200 loại mặt hàng khác nhau...

 Để có những kết quả trên, NM đã tập trung phát huy nội lực, trong đó chú trọng nâng cao tay nghề cho đội ngũ đi đôi với đẩy mạnh các phong trào thi đua nâng cao tay nghề, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. NM thường xuyên cử trên dưới 50 công nhân tham gia các lớp đào tạo, đào tạo lại tay nghề tại các trường dạy nghề của tỉnh. Bên cạnh đó phong trào dạy nghề tại chỗ thông qua việc kèm cặp tay nghề trong từng ca, từng bộ phận cũng được quan tâm.

 Từ đội ngũ cán bộ kỹ thuật phải “vay mượn”, đến nay đã có lực lượng tại chỗ đủ năng lực, trình độ kỹ thuật thay thế. Năm 2011, NM đã có 3 sáng kiến cải tiến kỹ thuật tham gia hội thi sáng kiến khoa học kỹ thuật của tỉnh, có một sáng kiến đoạt giải 3. Năm 2012 có 2 sáng kiến đang áp dụng trong sản xuất làm lợi cho NM một số kinh phí đáng kể.

 Nói về NM, ông Phạm Hữu Lợi, Phó ban quản lý Khu kinh tế tỉnh, phụ trách các khu công nghiệp tỉnh cho biết: Nhà may che bien go xuất khẩu Phú Quý khá ổn định trong sản xuất kinh doanh mấy năm qua. Năm nay có khó khăn hơn nhưng NM vẫn phát triển sản xuất, xuất khẩu đều đặn, đặc biệt là đã làm tốt công tác môi trường, thực hiện đẩy đủ các chính sách cho người lao động, tham gia tích cực các hoạt động xã hội khác...

 Trở lại vấn đề xuất khẩu, chúng tôi đặt ra câu hỏi, theo phương thức hiện nay của NM lợi nhuận có bị giảm bớt so với xuất khẩu trực tiếp? Ông Thành cho biết: “Tất yếu lợi nhuận sẽ bị khâu trung gian chia sẻ và đó là thiệt thòi của NM cũng như một số cơ sở sản xuất hàng nội ngoại thất bằng gỗ trên địa bàn tỉnh muốn xuất khẩu phải chấp nhận. Vì vậy chúng tôi đang có ý tưởng thành lập Hiệp hội đồ gỗ trong khu vực để tạo thế và lực trong sản xuất đồ gỗ, thu hút khách hàng nước ngoài trực tiếp vào địa bàn tỉnh...”

No comments:

Post a Comment